Connect with us

LÀM ĐẸP

Loại bỏ mụn ở mông một lần và mãi mãi

Published

on

Loại bỏ mụn ở mông một lần và mãi mãi

Một trong những vị trí mụn thường hay xuất hiện nhưng lại nằm ở nơi kín đáo, trừ khi bạn là một tín đồ bikini hoặc thường xuyên đi biển thì mụn ở mông sẽ làm bạn kém tự tin. Hãy biết rằng mụn ở mông hoàn toàn bình thường và bài viết này sẽ giúp bạn loại bỏ nó một lần và mãi mãi.

Điều quan trọng nhất bạn cần biết, thông thường mụn ở mông không thực sự là mụn. “Mụn ở mông không thực sự là mụn trứng cá, thường xuất hiện là do tình trạng viêm nang lông, hoặc kích ứng thứ phát do cọ xát mãn tính, nguyên nhân chính đến từ việc mặc quần áo bó sát hoặc thậm chí tẩy lông gây ra”. Shereene Idriss, một bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận tại Union Square Laser Dermatology cho biết.

Cách dễ dàng để nhận biết đó có phải là viêm nang lông hay không, đó là cảm giác cùng với vị trí xuất hiện của nó trên cơ thể. Những vết sưng này thường xuất hiện dưới dạng cục nhỏ, nông, có xu hướng ngứa hoặc đau. Khi bị kích ứng, chúng có thể phát triển thành các cụm lớn hơn giống như mụn bọc.

Phương pháp điều trị

Bác sĩ Idriss hướng dẫn: “Rửa mông thường xuyên với sản phẩm có chứa thành phần benzoyl peroxide được kết hợp với axit salicylic và trà xanh để làm dịu da, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây mụn, giảm nguy cơ viêm nang lông phát triển do vi khuẩn. Không phải lúc nào cũng do vi khuẩn mà ra; nó cũng có thể do nấm gây ra.”

Nếu một loại nấm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn ở mông, bạn sẽ cần sử dụng thuốc trị nấm vì tình trạng viêm nang lông do nấm sẽ không cải thiện hoặc khỏi hẳn nếu bạn sử dụng phương pháp điều trị mụn thông thường. Có một giải pháp bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà nếu bạn nghi ngờ bị viêm nang lông do nấm. Hãy thử dùng dầu gội trị gàu như một chất tẩy rửa dạng lỏng cho vùng bị ảnh hưởng. Các thành phần có trong dầu gội trị gàu cần đủ thời gian tiếp xúc với da để nó phát huy tác dụng.

Những điều bạn không nên làm

Bác sĩ Idriss cho biết tẩy tế bào chết vật lý cho vùng bị viêm là điều không nên. Cô nói: “Làm ơn đừng kỳ cọ ở đấy nữa, dù là chà bằng bông tắm hay xơ mướp. Mọi người thường nghĩ rằng làm như thế sẽ giúp cho phần mông của họ mịn hơn. Trên thực tế, điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, có thể dẫn đến sẹo và tăng sắc tố tiềm ẩn.”

Môi trường nhiều mồ hôi và cọ xát mãn tính do ngồi nhiều là nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang đổ mồ hôi khi đang ngồi, hãy thoát ra khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt bằng cách lau sạch và thay một bộ quần áo thoáng khí hơn.

Khi bạn đang trị mụn ở mông, bạn nên tránh tẩy lông vì nó có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thêm các nang lông, làm trầm trọng tình trạng viêm và hình thành sắc tố sau đó. Thay vào đó, hãy cân nhắc đầu tư một loại dao cạo có độ bền cao hơn hoặc xem xét một hình thức tẩy lông khác như sugaring.

Phòng tránh tình trạng tăng sắc tố da

Một khi bạn ngừng tẩy tế bào chết, bạn sẽ giảm nguy cơ hình thành các đốm đen. Bạn có thể tránh được chứng tăng sắc tố da. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo việc dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm tẩy da chết dạng kem nhẹ nhàng có chứa axit lactic, hoặc kem có thành phần urê.

Phòng tránh mụn ở mông

Nếu làn da bạn dễ bị kích ứng, hãy thường xuyên sử dụng các chất tẩy da chết nhẹ nhàng, chẳng hạn như axit salicylic hoặc axit lactic giúp giữ cho bề mặt da mịn màng và tránh tích tụ. Nói chung, nếu bạn dễ đổ mồ hôi, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ và khô ráo – và nếu bạn bị viêm nang lông, hãy điều trị ngay lúc đó.

Nếu vẫn thất bại, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu của bạn, người có thể tìm ra phương pháp điều trị tốt hơn cho mối lo ngại về mụn ở mông.

LÀM ĐẸP

Nếu da bạn mẫn cảm với Retinol hay Acid, hãy thử Skincare Microdosing

Published

on

By

Nếu da bạn mẫn cảm với Retinol hay Acid, hãy thử Skincare Microdosing

Phương pháp Microdosing có thể được áp dụng cho thói quen chăm sóc da của bạn trong tương lai.

Đây là một thuật ngữ khá mới trong ngành, nhưng “skincare microdosing” đã mang lại 250.000 kết quả tìm kiếm trên Google. Đối với các chuyên gia thì đây là phương pháp dự phòng để sử dụng các thành phần hoạt tính như vitamin C, acid và retinol cho khách hàng có làn da nhạy cảm. Để tìm hiểu thêm về những lợi ích của microdosing trong chăm sóc da, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu hàng đầu Hoa Kỳ để có cái nhìn sâu sắc hơn về kỹ thuật mới này.

Skincare microdosing là gì?

Microdosing trong chăm sóc da đề cập đến việc sử dụng một số thành phần hoạt tính có nồng độ thấp, giúp cải thiện khả năng dung nạp của làn da nhạy cảm. Khi sử dụng các sản phẩm ở nồng độ thấp, bạn vẫn thu được kết quả như mong muốn, nhưng giảm nguy cơ kích ứng, đặc biệt đối với những người có làn da mỏng manh & dễ tổn thương, chẳng hạn như những người bị chàm hoặc bệnh rosacea. Điều này đặc biệt có lợi cho những người có làn da nhạy cảm vì sử dụng nồng độ thấp một cách thoải mái và nhất quán thay vì sử dụng nồng độ cao nhưng lại phá vỡ hàng rào bảo vệ da.

Những thành phần nào nên microdosing?

Nói một cách đơn giản, bạn nên áp dụng phương pháp microdosing đối với bất kỳ thành phần chăm sóc da nào được biết đến là có khả năng gây kích ứng cho da nhạy cảm bao gồm retinoids, tẩy tế bào chết như AHA, BHA và PHA, cũng như vitamin C. Tất cả chúng đều được gọi là “hoạt chất” trong thế giới chăm sóc da.

Retinol & axit tẩy tế bào chết là hai thành phần chính hữu hiệu và phổ biến nhất trong Skincare microdosing ở dạng pha loãng trong kem dưỡng ẩm. Phương pháp microdosing cho phép làn da của bạn trải qua giai đoạn điều chỉnh dễ dàng hơn, làn da của bạn sẽ thích nghi với các hoạt chất trong vài tuần đầu tiên. Khi nói đến alpha hydroxy acid (AHA) & beta hydroxy acid (BHA) bao gồm glycolic, salicylic và mandelic. Các chuyên gia sẽ luôn khuyên bạn nên sử dụng công thức nhẹ và không sử dụng các thành phần này hàng ngày. Bên cạnh nồng độ thấp, hãy bắt đầu bằng cách thoa sản phẩm cách ngày hoặc thậm chí không thường xuyên vì điều này có thể cho phép bạn sử dụng nó mà không sợ da bị kích ứng.

Làm sao để tìm được các sản phẩm microdosing có chứa hỗn hợp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng sẽ là dấu chấm hỏi khi bạn xem bài viết này. Chúng tôi gợi ý bạn tìm đến những loại có chứa thành phần tương tự như 3% AHA, 2% BHA và 1% PHA. Hầu hết tất cả các thành phần chăm sóc da hiện nay đều có thể áp dụng phương pháp microdosing, nhưng kem chống nắng về cơ bản là thành phần chăm sóc da duy nhất không bao giờ được phép áp dụng kỹ thuật này. Để có được giá trị SPF ghi trên chai, bạn cần sử dụng đủ lượng kem chống nắng để nó thực sự phát huy tác dụng.

Về tổng thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng phương pháp microdosing được áp dụng cho làn da nhạy cảm vốn không dung nạp được các thành phần hoạt tính có nồng độ cao, vì thế microdosing chính là chiếc cầu nối giúp cho quy trình chăm sóc da của bạn hoàn thiện một cách đầy đủ. Và mục tiêu cuối cùng của phương pháp microdosing là giúp cho làn da nhạy cảm có thể dung nạp các hoạt chất ở nồng độ cao sau một thời gian làm quen ở nồng độ thấp.

Xin lưu ý. Một số người có làn da nhạy cảm có thể sẽ không bao giờ sử dụng được các hoạt chất gây kích ứng ở nồng độ cao, vì vậy phương pháp microdosing cho phép bạn nhận được một số lợi ích như mong muốn ở nồng độ thấp, đừng cố gắng dung nạp chúng ở nồng độ cao.

Continue Reading

LÀM ĐẸP

Công dụng tuyệt vời của dầu Jojoba trong chăm sóc da

Published

on

By

Công dụng tuyệt vời của dầu Jojoba trong chăm sóc da

Trong vô số các loại dầu dưỡng trên thị trường hiện nay, có một loại đôi khi bị lãng quên: dầu Jojoba. Thường được bán trên thị trường như một lựa chọn phù hợp dành cho những người có làn da dễ bị mụn.

Dầu Jojoba có thực sự tốt cho da bị mụn?

Theo các chuyên gia thì câu trả lời là: CÓ !!!

Khi sử dụng dầu Jojoba trong thời gian bị mụn sẽ tạo ra cảm giác nhẹ nhàng trên khuôn mặt khi thoa và giúp bạn nhẹ nhõm ngay lập tức khi mụn bắt đầu bùng phát dữ dội. Thêm vào đó, nó mang lại cho làn da của bạn sự tươi sáng tức thì & tạo cảm giác đủ để khiến bạn cảm thấy làn da của mình nhận được một chút yêu thương vào đúng thời điểm.

Luôn trang bị các thông tin thực tế khi đưa một thành phần hoặc sản phẩm mới vào chế độ chăm sóc da của bạn, đặc biệt nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị nổi mụn. Trước tiên, chúng ta hãy phân tích chính xác dầu Jojoba là gì, nó có tác dụng gì & liệu nó có phù hợp với thói quen chăm sóc da hàng ngày và nó có phải là vũ khí giúp bạn trị mụn hay không.

Dầu Jojoba là gì?

Điều đầu tiên cần biết về dầu Jojoba là về mặt kỹ thuật, nó không phải là một loại dầu. Dầu Jojoba thực sự là một loại sáp lỏng, đó là lý do tại sao nó tạo cảm giác ít nhờn trên da hơn so với các loại dầu khác. Cụ thể, dầu Jojoba được chiết xuất từ ​​hạt của cây Simmondsia chinensis & được xếp loại như một loại sáp vì nó khác với các loại dầu khác về mặt hóa học. Dầu Jojoba bao gồm 98% sáp nguyên chất, chủ yếu là axit béo, alcohol và hydrocacbon, không giống như dầu thật. Vì lý do này, nó có thể giúp cung cấp độ ẩm trên bề mặt da mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Sự kết hợp của các axit béo trong dầu Jojoba làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để dưỡng ẩm cho da khô. Nó hoạt động như một chất giữ ẩm để hút ẩm & làm da mềm mịn. Ngoài ra, dầu Jojoba là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, cũng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Mặc dù nó có thể được sử dụng cho bất kỳ loại da nào, nhưng tốt nhất là da khô, da bị dị ứng đỏ hoặc da nhạy cảm.

Dầu Jojoba có thực sự tốt cho da bị mụn không?

Thực tế, dầu Jojoba không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho những người bị mụn & nó thậm chí còn mang lại một số lợi ích. Nguyên nhân chính là vì nó ở dạng sáp nên ít gây bí tắc lỗ chân lông và dễ dung nạp với hầu hết các loại da. Các este sáp của dầu Jojoba làm cho nó rất giống với các thành phần chính của bã nhờn ở người, bao gồm 58% triglyceride và axit béo, 26% este sáp và 12% squalane.

Chính vì cách nó bắt chước chất nhờn tự nhiên trên da, dầu Jojoba thực sự có thể giúp trị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình bằng cách bình thường hóa quá trình sản xuất dầu của chính làn da, giúp cung cấp độ ẩm trên bề mặt da theo cách tương tự như bã nhờn tự nhiên mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra, công thức của nó dịu nhẹ, vì vậy sẽ không để lại cảm giác nhờn trên da, không gây dị ứng, chống viêm & giảm mụn.

Cấu trúc hóa học giống bã nhờn của nó không phải là lý do duy nhất khiến dầu Jojoba rất phù hợp với những người bị mụn. Cơ sở sinh học để điều trị mụn bằng dầu Jojoba có thể được giải thích bởi các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn đã được ghi nhận theo khoa học, cũng như tác dụng chữa lành vết thương của nó.

Ai không nên sử dụng dầu Jojoba?

Trước khi bắt đầu thoa dầu Jojoba lên mặt cả ngày lẫn đêm, có một số loại da nên cân nhắc kỹ trước khi đón nhận nó với vòng tay rộng mở. Các bác sĩ da liễu cho rằng dầu Jojoba thường được dung nạp tốt khi được sử dụng một cách thích hợp. Nhưng giống như mọi thứ khác trong cuộc sống, nó không hoàn hảo và có những ngoại lệ. Bất kỳ ai có làn da nhạy cảm phải luôn thận trọng khi đưa một sản phẩm mới vào chế độ chăm sóc da hàng ngày.

Hãy thử trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với những người có làn da rất nhạy cảm hoặc những người dễ bị phát ban. Nếu bạn đang đối phó với mụn, điều quan trọng là phải gặp chuyên viên chăm sóc da để xác định các lựa chọn tốt nhất trước khi bạn mua bất kỳ sản phẩm mới nào. Các trường hợp khác mà dầu Jojoba không phải là một sự lựa chọn phù hợp cho thói quen chăm sóc da như: da bị dị ứng, da rất nhờn hoặc da mụn trầm trọng.

Những người có mụn nang sâu phải được điều trị bằng các loại thuốc kê đơn, bao gồm cả kem bôi hoặc thuốc uống, vì loại mụn này nổi tiếng đề kháng với các loại dầu bôi; điều đó có nghĩa là các sản phẩm như dầu Jojoba không được khuyến khích trong trường hợp này. Nói chung, đối với mụn dạng nang, axit salicylic một loại BHA hòa tan trong dầu sẽ giúp làm thông thoáng lỗ chân lông & giảm sản xuất dầu, cũng như việc sử dụng retinoids sẽ phát huy tác dụng trị mụn.

Làm thế nào để thêm dầu Jojoba vào thói quen chăm sóc da của bạn?

Bạn sẽ hài lòng khi biết rằng dầu Jojoba an toàn để sử dụng hàng ngày trong quy trình chăm sóc da & có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hoặc một phần của các sản phẩm có công thức như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và huyết thanh. Để đạt được nhiều lợi ích nhất, bạn nên sử dụng dầu Jojoba nguyên chất 100%, chưa tinh chế và ép lạnh vì giá cả phải chăng và cũng duy trì các đặc tính giàu chất chống oxy hóa. Dầu Jojoba còn có thể được thoa trực tiếp lên tóc, da và móng tay với những lợi tích tương tự.

Mục tiêu của bạn sẽ xác định cách bạn thoa dầu Jojoba trong thói quen chăm sóc da của bạn. Nếu nó được sử dụng cho môi khô hoặc nứt nẻ, bạn có thể sử dụng vài lần mỗi ngày để tăng cường độ ẩm. Nếu bạn kết hợp dầu Jojoba vào thói quen chăm sóc da của mình như một loại kem dưỡng ẩm hoặc là một phần của chế độ trị mụn, tốt nhất bạn nên sử dụng nó ở bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da để giúp khóa ẩm & sử dụng từ một đến hai lần một ngày.

Continue Reading

LÀM ĐẸP

Dấu hiệu nhận biết bạn đang tẩy tế bào chết quá mức cần thiết

Published

on

By

Dấu hiệu nhận biết bạn đang tẩy tế bào chết quá mức cần thiết

Tẩy da chết là một phần thiết yếu của bất kỳ quy trình chăm sóc da nào, bất kể loại da của bạn là gì. Tuy nhiên, có một ranh giới nhỏ giữa có lợi & có hại. Nếu bạn là người hay nghĩ đến việc tẩy tế bào chết khi thấy da nổi mụn hoặc da xỉn màu, bạn có thể đã gặp phải tình trạng tẩy tế bào chết quá mức cần thiết.

Tẩy tế bào chết là điều tốt đẹp đối với làn da của bạn. Nhưng nếu lạm dụng nó sẽ mang lại cho bạn nhiều phiền phức hơn bạn nghĩ. Làn da của bạn sẽ dễ bị kích ứng và nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiều loại mỹ phẩm bạn đang sử dụng. May mắn thay, bạn có thể phục hồi làn da của mình với một vài thay đổi trong thói quen chăm sóc da. Sau đây là lời khuyên từ các chuyên gia khi gặp phải tình trạng tẩy tế bào chết quá mức cần thiết & ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

Một trong những tác hại thường thấy của việc tẩy da chết quá nhiều là da bị kích ứng, nhạy cảm. Tệ hơn nữa là làn da của bạn sẽ bị bỏng nhẹ, cảm giác tương tự như bị kim chích khi thoa kem dưỡng ẩm. Các dấu hiệu khác có thể kể đến như nổi mẩn đỏ, khô, bong tróc, mềm, phát ban hoặc thậm chí nổi mụn.

Một khi bạn nghi ngờ mình đang tẩy tế bào chết quá mức cần thiết, bước đầu tiên là bạn phải ngừng sử dụng các thành phần hoạt tính có khả năng gây kích ứng như retinoids, vitamin C và hydroxy (bao gồm AHA & BHA). Thay vào đó, hãy chuyển sang các sản phẩm có công thức dưỡng ẩm nhẹ nhàng với các thành phần như ceramides, niacinamide, glycerin, axit hyaluronic, dầu jojoba hoặc chỉ rửa sạch với nước!

Sử dụng kem dưỡng ẩm dày và kem chống nắng. Những sản phẩm có thành phần chống viêm dành cho da nhạy cảm sẽ phát huy tác dụng chữa lành hàng rào bảo vệ da. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho làn da của mình trong quá trình điều trị là cắt giảm mọi thói quen trong quy trình chăm sóc da hằng ngày và tuân theo những điều cơ bản nhất – làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng. Càng ít sản phẩm càng giúp da bạn mau lành hơn.

Phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng tẩy da chết quá mức cần thiết là bắt đầu từ từ & lắng nghe làn da của bạn. Không phải ai cũng phù hợp với các sản phẩm phổ biến trên thị trường, vì vậy hãy chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp với làn da của bạn nhất. Nếu bạn có làn da dầu hoặc dễ bị nổi mụn, bạn nên chọn sản phẩm tẩy da chết có thành phần axit salicylic. Các loại da khô sẽ phù hợp với sản phẩm tẩy da chết có thành phần dưỡng ẩm. Những ai có làn da nhạy cảm nên tìm đến các sản phẩm có thành phần axit poly-hydroxy, đây là một dạng tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng.

Khi tẩy tế bào chết nằm trong thói quen chăm sóc da của bạn, lời khuyên là bạn nên bắt đầu tẩy tế bào chết hai lần mỗi tuần. Tần suất có thể được tăng lên ở mức làn da bạn có thể dung nạp được nếu da không quá khô hoặc bị kích ứng. Loại da nhờn có thể tẩy tế bào chết 3-4 lần một tuần, trong khi da nhạy cảm chỉ cần một lần/tuần.

Ngoài phân biệt loại da, một yếu tố khác cần được quan tâm khi tẩy tế bào chết là thời tiết. Làn da của bạn sẽ dễ dàng dung nạp tần suất tẩy tế bào chết nhiều hơn vào mùa khô.

Continue Reading
Advertisement
Advertisement
Advertisement

TRANG NHẤT